Core Web Vitals là gì? Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng của Google

  • 292 Lượt xem
  • 19/4/2023

Trải nghiệm người dùng trên trang web là yếu tố quan trọng giúp đánh giá quá trình làm SEO website được thực hiện thành công hay thất bại. Để đo lường được yếu tố mang tính trừu tượng này, Google đã đưa ra Web Vitals. Core Web Vitals là một trong những chỉ số quan trọng được Google dùng để đo lường trải nghiệm của người dùng, trong đó các chỉ số của Core Web Vitals bao gồm LCP, FID và CLS. Bài viết dưới đây, Mona Media sẽ giúp bạn hiểu được chi tiết từng chỉ số cốt lõi trong Web Vitals.

Web Vitals là gì?

Web Vitals là sáng kiến của Google được đưa ra để cung cấp những hướng dẫn để nâng cao trải nghiệm tích cực của người dùng trên website. Các hướng dẫn được đưa ra tương ứng với những chỉ số mà các công cụ phân tích đã chỉ ra.

Google đã cung cấp một số công cụ miễn phí để thực hiện đo lường và báo cáo hiệu suất website. Chủ sở hữu website không cần là người chuyên nghiệp, có hiểu biết sâu rộng về các chỉ số thì mới hiểu được trải nghiệm web mà họ đang cung cấp cho người dùng của mình. Sáng kiến về Core Web Vitals nhằm mục đích đơn giản hóa việc đánh giá website, giúp các trang web tập trung vào những chỉ số quan trọng nhất.

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là một phần của Web Vitals và có trong mọi trang web. Chữ “Core” nhằm chỉ những điều cốt lõi và thiết yếu, có vai trò quyết định. Đối với người làm chủ website, các chỉ số này có thể dễ dàng thực hiện đo lường thông qua các công cụ của Google. Đồng thời, chỉ số thuộc Web Vitals cốt lõi cần phản ánh được trải nghiệm trong thế giới thực khi lấy con người làm trung tâm.

Core Web Vitals được tạo thành bởi 3 chỉ số. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh riêng biệt thuộc trải nghiệm người dùng. Các chỉ số này là:

  • Largest Contentful Paint (LCP) – thời gian để tải hoàn tất nội dung trang.
  • First Input Delay (FID) – mức độ phản hồi của trang web.
  • Cumulative Layout Shift (CLS) – tính ổn định về mặt hiển thị của trang.

Tại sao Core web Vitals quan trọng trong SEO?

Trong những năm trước, Google đã có kế hoạch đưa trải nghiệm trang trở thành một trong những yếu tố xếp hạng chính thức của công cụ tìm kiếm này. Trải nghiệm trên trang của người dùng là sự kết hợp của các yếu tố mà Google cho là quan trọng gồm:

  • : sử dụng giao thức HTTPS
  • : hiển thị thân thiện với thiết bị di động
  • Lack of interstitial pop ups: chặn các cửa sổ bật lên trong quá trình duyệt web.
  • Safe-browsing: duyệt web an toàn hay nói cách khác là không có phần mềm hay mã độc trong trang.
  • Và 3 chỉ số Core Web Vitals.

Một điều quan trọng bạn cần biết, khi quá trình duyệt web của người dùng ở mức tuyệt vời, Google sẽ không vì thế mà đẩy website của bạn lên vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Trải nghiệm web chỉ là một trong tổng số khoảng 200 yếu tố mà Google sử dụng để xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm.

3 chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng của Google

Các chỉ số các chỉ số của Core Web Vitals đo lường trải nghiệm người dùng của Google bao gồm: Largest Contentful Paint, First Input Delay và Cumulate Layout Shift. Nội dung dưới đây, Mona sẽ chi tiết từng chỉ số cốt lõi cho bạn.

LCP: Largest Contentful Paint

Chỉ số LCP – Largest Contentful Paint trong Core Web Vitals là khoảng thời gian cần thiết để tải phần nội dung lớn nhất xuất hiện trên màn hình khi người dùng thực tế truy cập vào. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian từ khi nhấp vào liên kết đến khi xem được khối nội dung có dung lượng lớn nhất trong trang trên màn hình. Khối nội dung có thể là hình ảnh, video, văn bản hay các phương tiện khác.

LCP tập trung vào những điều thực sự quan trọng khi nói đến tốc độ tải trang là khả năng xem và tương tác với trang. Chính vì vậy, LCP khác với những phép đo tốc độ trang khác là TTFB và First Contextual Paint. Những phép đo khác này không nhất thiết thực hiện thu thập tương tác của người dùng.

Chí số LCP được đánh giá theo các mức:

  • Good: <2.5s
  • Need Improvement: 2.5s – 4.0s
  • Poor: 4.0s

FID: First Input Delay

Chỉ số FID – First Input Delay là mức độ phản hồi của trang web. Chỉ số này để đo thời gian cần thiết để trang web phản hồi lại với tương tác đầu tiên của người dùng. Những tương tác này có thể là nhấn vào nút, chọn tùy chọn của menu, nhập email vào trường, mở accordion text trên thiết bị di động, cuộn xuống, phóng to, thu nhỏ…

Google vô cùng coi trọng chỉ số FID vì những con số này phản ánh cách người dùng tương tác với website trong đời thực. FID được đánh giá theo 3 mức là:

  • Good: <100ms
  • Need Improvement: 100ms – 300ms
  • Poor: >300ms

Về mặt kỹ thuật, chỉ số FID dùng để đo khoảng thời gian mà có hành động gì đó xảy ra trên trang. Do vậy, chỉ số cũng có thể đo tốc độ trang. Tuy nhiên, FID mang tính thực tế hơn vì chỉ số được đưa ra sau khi người tìm kiếm thực sự làm gì đó trên trang.

CLS: Cumulative Layout Shift

Chí số CLS – Cumulative Layout Shift là mức độ ổn định trang khi tải. Nói cách khác, nếu các thành phần trên trang của bạn di chuyển xung quanh khi tải (ví dụ quảng cáo chèn vào làm khối nội dung bị đẩy lên trên, xuống dưới…) thì chỉ số CLS sẽ cao và Google đánh giá không tốt.

CLS được đánh giá theo 3 mức là:

  • Good: <0.1
  • Need Improvement: 0.1 – 0.25
  • Poor: >0.25

Công cụ để đo lường các chỉ số Core Web Vitals hiệu quả

Để kiểm tra LCP, người dùng nên sử dụng Google PageSpeed ​​​​Insights – đây là công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google. Bạn chỉ cần dán link tên miền vào ô tìm kiếm của công cụ và khởi chạy. Sau một thời gian ngắn, PageSpeed ​​​​Insights sẽ trả về kết quả tốc độ tải trên điện thoại và máy tính.

Một công cụ khác để nhanh chóng kiểm tra toàn diện các chỉ số trong Core Web Vitals là Google Search Console. Báo cáo Search Console Core Web Vitals đưa ra các chỉ số đã được tính toán trong website và sẵn sàng tải xuống báo cáo.

Bạn cũng có thể sử dụng Lighthouse để kiểm tra tốc độ tải trang và cả điểm mức độ SEO website. Trong Lighthouse, bạn còn có thể xem được một vài thông tin mà PageSpeed ​​Insights không có.

Bên cạnh đó, Chrome cũng phát triển một số công cụ như Core Web Vitals report (cho Chrome 88) và Core Web Vitals overlay (cho Chrome 90) để bạn có thể kiểm tra.

>> Đọc thêm: Website load chậm? Những cách tăng tốc độ website hiệu quả

Cách kiểm tra chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng cho website

Để kiểm tra chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng cho website thông qua Core Web Vitals thì việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn được công cụ để thực hiện đo lường.

  • Nếu bạn muốn báo cáo toàn bộ các chỉ số, Google Search Console là lựa chọn phù hợp. Bạn chỉ cần truy cập công cụ và chọn Core Web Vitals report.
  • Nếu bạn muốn xem riêng chỉ số LCP, Google PageSpeed ​​​​Insights hoặc Lighthouse sẽ giúp bạn có được những con số trực quan. Bạn chỉ cần truy cập công cụ, dán link website và nhấn tìm kiếm. Công cụ tự động đo lường và trả về kết quả phù hợp.

Cách sửa lỗi Core Web Vitals cho website

Chỉ số Core Web Vitals bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một số lỗi và cách sửa để cải thiện chỉ số Web Vitals cốt lõi:

Đối với chỉ số LCP

  • Thời gian phản hồi của máy chủ chậm: bạn thực hiện tối ưu hóa máy chủ, dùng CDN, bộ đệm
  • và CSS chặn hiển thị: thu nhỏ CSS, tạm dừng những CSS không quan trọng và CSS nội tuyến.
  • Tài nguyên tải chậm: tối ưu hóa hình ảnh bằng cách giảm dung lượng, nén tệp văn sớm.

Đối với chỉ số FID

  • Người dùng không tương tác được với trang: tạm dừng hoặc giảm JavaScript, xóa các tập lệnh không quan trọng của bên thứ ba.
  • Nội dung trên trang tải chậm: sử dụng bộ đệm trình duyệt.

Đối với chỉ số CLS

  • Không kiểm soát được dung lượng của các thành phần: người dùng sử dụng giới hạn kích thước tối đa cho các phương tiện như hình ảnh, video, đồ họa thông tin…
  • Thành phần quảng cáo chạy ngẫu nhiên trên trang: chủ trang web cần đảm bảo các banner quảng cáo có không gian riêng cố định.

Core Web Vitals là những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả trải nghiệm của người dùng trên trang. Các chỉ số có thể được theo dõi sát thông qua các công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về 3 chỉ số cốt lõi trong Web Vitals và cách theo dõi chúng.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn 5 bước sử dụng Google Keyword Planner
Hướng dẫn 5 bước sử dụng Google Keyword Planner

Nếu nhà sáng tạo nội dung nào cũng mong muốn bài viết của mình có thể tiếp cận đến nhiều người dùng nhất có thể. Tuy nhiên, việc SEO bài viết, hay có ...

Vài giây trước
Hướng dẫn làm SEO Web lên Top Google cho người mới 2023
Hướng dẫn làm SEO Web lên Top Google cho người mới 2023

Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử, SEO ra đời để giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải ngay từ lúc khởi nghiệp. ...

Vài giây trước
SEO Onpage là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu SEO Onpage hiệu quả.
SEO Onpage là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu SEO Onpage hiệu quả.

Để trang website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với thứ hạng cao thì chắc chắn phải cần đến các kỹ thuật của SEO Onpage. Mục đích chính của ...

Vài giây trước
Google Penguin là gì? Cách khắc phục khi bị phạt từ thuật toán Penguin
Google Penguin là gì? Cách khắc phục khi bị phạt từ thuật toán Penguin

Google Penguin là một trong những thuật toán quan trọng của công cụ tìm kiếm Google, được phát triển với mục đích chống lại các kỹ thuật spam và các ...

Vài giây trước
SERP là gì? Khám phá tất tần tật về Search Engine Results Page
SERP là gì? Khám phá tất tần tật về Search Engine Results Page

Thuật ngữ SERP chắc hẳn không còn quá xa lạ với những người làm Digital Marketing. Nói một cách dễ hiểu đây là những kết quả trả về trên bộ máy tìm kiếm ...

Vài giây trước
Keyword Difficulty là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra độ khó từ khóa
Keyword Difficulty là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra độ khó từ khóa

Sau khi sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ có một lượng lớn từ khóa và ý tưởng cho nhiều bài viết mới. Thế nhưng, không phải từ khóa nào bạn ...

Vài giây trước
Đào tạo SEO từ cơ bản đến nâng cao chất lượng cùng Mona
Đào tạo SEO từ cơ bản đến nâng cao chất lượng cùng Mona

Đào tạo SEO TPHCM từ cơ bản đến nâng cao chuyên nghiệp, bài bản tại Mona. Khóa học SEO tại Mona Media sẽ giúp cho bạn trở thành một SEOer chuyên nghiệp ...

Vài giây trước
Hướng dẫn lập kế hoạch nội dung Website trong 1 năm
Hướng dẫn lập kế hoạch nội dung Website trong 1 năm

Lập kế hoạch nội dung Website là một trong những bước quan trọng đầu tiên để bạn tăng sức mạnh website, cũng như giúp cho doanh nghiệp tăng độ phủ về ...

Vài giây trước
Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết content chuẩn SEO 2023
Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết content chuẩn SEO 2023

Bài viết chuẩn SEO là tiêu chí quan trọng cần có để trang web có thể đạt vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm như Google. Chuẩn SEO phụ thuộc vào rất ...

Vài giây trước
Schema là gì? Cách tăng sức mạnh Website với Schema Markup
Schema là gì? Cách tăng sức mạnh Website với Schema Markup

Trong thời gian gần đây, cộng đồng SEOer rất quan tâm đến cấu trúc Schema. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm Schema là gì, công dụng mà ...

Vài giây trước
ITR là gì? Cách tính chỉ số ITR đo lường hiệu quả chiến dịch SEO
ITR là gì? Cách tính chỉ số ITR đo lường hiệu quả chiến dịch SEO

ITR là một chỉ số quan trọng trong các chiến dịch SEO nhằm giúp trang web có thứ hạng cao trên các trang kết quả trả về của công cụ tìm kiếm, dễ thấy ...

Vài giây trước
Link juice là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Link Juice
Link juice là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Link Juice

Trong ngành SEO, chắc chắn bạn cũng có nhiều lần nghe qua đến kỹ thuật Link Juice. Đây là một phương thức để giúp cho các website tăng độ phổ biến và ...

Vài giây trước
Google Helpful Content là gì? Cập nhật thuật toán content hữu ích mới nhất
Google Helpful Content là gì? Cập nhật thuật toán content hữu ích mới nhất

Trong lĩnh vực SEO ngày nay, khái niệm về nội dung hữu ích đang trở thành một yếu tố chính trong việc xác định sự thành công của các chiến lược tối ưu ...

Vài giây trước
Cách tạo Google Web Stories kéo traffic hiệu quả cho SEOer
Cách tạo Google Web Stories kéo traffic hiệu quả cho SEOer

Để tối ưu hóa SEO, sáng tạo là một chìa khóa quan trọng để thu hút lưu lượng truy cập. Một trong những công cụ mới mà Seoer có thể sử dụng là câu chuyện ...

Vài giây trước
Khó khăn trong quản lý trung tâm du học hiện nay
Khó khăn trong quản lý trung tâm du học hiện nay

Có nhiều khó khăn và thách thức tại Trung tâm quản lý nước ngoài hiện tại, và các chủ sở hữu trung tâm cần phải đối mặt mỗi ngày, đặc biệt là khi nhu ...

Vài giây trước
Hướng dẫn chạy quảng cáo facebook đơn giản và hiệu quả nhất
Hướng dẫn chạy quảng cáo facebook đơn giản và hiệu quả nhất

Chạy quảng cáo Facebook là một trong những chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số. Thông qua một loạt các ...

Vài giây trước