ASK là mô hình thường được các nhà tuyển dụng tin dùng trong việc đánh giá năng lực ứng viên và đây cũng là những tiêu chí ứng viên cần lưu ý để có thể bộc lộ tốt nhất tố chất, năng lực của mình.
ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới dựa trên 3 nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges). Thiết kế Web trọn gói giá rẻ chuẩn SEO là một nhánh của khoa học nhằm mục đích tìm hiểu về khả năng và giới hạn của con người, sau đó áp dụng phương pháp học này để cải thiện sự tương tác của con người với các sản phẩm, hệ thống và môi trường, nhằm mục đích tăng hiệu quả năng suất và giảm bớt sự khó chịu. Được xem là một nhân tố quyết định đến sự thành công của một sản phẩm.
Người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK được cho là Benjamin Bloom (1956), hiện nay mô hình này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ: Dịch vụ tối ưu tốc độ website Google PageSpeed Insights uy tín là một nhánh của khoa học nhằm mục đích tìm hiểu về khả năng và giới hạn của con người, sau đó áp dụng phương pháp học này để cải thiện sự tương tác của con người với các sản phẩm, hệ thống và môi trường, nhằm mục đích tăng hiệu quả năng suất và giảm bớt sự khó chịu. Được xem là một nhân tố quyết định đến sự thành công của một sản phẩm.
– Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective)
– Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or physical)
– Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)
Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng.
Đối với Knowledge (Kiến thức): Có 5 mức độ đánh giá như sau:
Bộ não con người được phân chia thành nhiều khu vực như ý thức, tiềm thức và vô thức. Đó cũng là 3 yếu tố chính cấu thành nên tâm lý con người về mặt logic. Học tập là quá trình ghi nhớ thông tin từ ý thức vào tiềm thức, vậy nên để tăng cường hiệu quả học tập, chúng ta cần có phương pháp tác động sâu vào phần tiềm thức bên trong bộ não.
Bộ não con người có 5 loại sóng não: Gamma, Beta, Alpha, Theta, Delta tương ứng với các hoạt động hằng ngày:
- Gamma: Thăng hoa, tinh thần siêu việt.
- Beta: Tỉnh táo, tập trung
- Alpha: Thư giãn
- Theta: Thiền định
- Delta:Ngủ sâu
Đối với việc học tập và làm việc, thì trạng thái sóng não Gamma là hiệu quả nhất, giúp não bộ có thể tiếp nhận khối lượng thông tin vô cùng lớn, và thông tin từ ý thức được in sâu vào tiềm thức hiệu quả hơn. Đây là trạng thái thăng hoa, tinh thần siêu việt mà thường hay phát ra ở các thiên tài trên các lĩnh vực.
Tiếp điến là sóng não Beta, phát ra khi con người ở trạng thái tập trung trong học tập, làm việc. tại trạng thái này thì kiến thức sẽ tiếp thu ở mức trung bình, và có thể quên.
Và sóng não Gamma được phát ra nhiều nhất khi bộ não con người hoạt động dưới sự chi phối cũa cảm xúc, mạnh nhất là trên 2 loại cảm xúc: Vui vẻ và sợ hãi.
1) Cảm xúc vui vẻ gồm có:
– Serotonin (hạnh phúc) đến từ sự khích lệ, động viên.
– Endorphin (hưng phấn) đến từ hoạt động thể dục thể thao.
– Oxytocin (tình yêu) đến từ sự yêu thương, quan tâm.
– Dopamine (khao khát) đến từ việc hoàn thành mục tiêu, học điều mới.
2) Cảm xúc sợ hãi, căng thẳng
– Adrenaline: Sợ hãi, tức giận.
– Noradrenaline: Sinh tồn.
– Cortisol: Stress
Vậy nên để có thể học và tiếp thu kiến thức được tốt nhất, kiểm soát và điều khiển cảm xúc chính là chìa khóa để đạt được điều này.
Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng ứng dụng kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.
Theo thang đo Bloom, kỹ năng được chia làm 6 cấp độ:
1. Nhớ (Remembering)
Là khả năng ghi nhớ chính xác, và không nhầm lẫn kiến thức đã tiếp thu.
2. Hiểu (Understanding)
Nắm rõ được: lĩnh vực kiến thức thuộc về, cấu trúc, và bao gồm những cái gì.
3. Vận dụng (Applying)
Vận dụng và sử dụng được kiến thức trong công việc thực tế, nghiên cứu.
4. Phân tích (Analyzing)
Phân tích là khả năng tổng hợp và qua đó phân tích và hiểu sâu về tất cả bộ phận cấu thành bên trong kiến thức đó.
5. Đánh giá (Evaluating)
Đánh giá về tính đúng sai, về ưu điểm và nhược điểm của kiến thức, so sánh với kiến thức khác đồng thời tạo nên quan điểm và chính kiến của bản thân về kiến thức.
6. Sáng tạo (Creating)
Sử dụng kiến thức đã có để tạo thành một cấu trúc hay định lý mới.
Trong doanh nghiệp hiện nay, thường sẽ phân chia nhân viên thành 5 cấp độ là: Thực tập sinh (Intership), Nhân viên học việc (Fresher), Nhân viên sơ đẳng (Junior), Nhân viên trung đẳng (Mid-level), Chuyên viên (Senior).
Vậy nên, ứng dụng của thang đo BLOOM và doanh nghiệp trong việc đánh giá trình độ nhân viên:
1) Học viên. Tương ứng cấp độ 1 - Nhớ. Cấp độ này sẽ không được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
2) Internship. Tương ứng cấp độ 2 - Hiểu. Cấp độ này sẽ được tuyển dụng vào doanh nghiệp để học việc, thường sẽ là không lương hoặc lương rất thấp, vì trình độ này thì các ứng viên không thể làm việc và tạo ra bất cứ giá trị nào cho doanh nghiệp.
3) Fresher. Tương ứng cấp độ 3 - Vận dụng. Ứng viên cấp độ này đã trang bị đầy đủ kiến thức căn bản cần có và đã thực hiện, triển khai. Tuy nhiên các ứng viên này cần phải được thử thách về tính ổn định, hiệu quả và cẩn thận trong công việc của họ. Do đi kèm trong công việc của cấp độ này phải luôn có người kèm, nên chi phí kèm cặp của doanh nghiệp bỏ ra cho họ là tương đối cao, vì thế mức lương trình độ này cũng chưa thật sự hấp dẫn.
4) Junior. Tương ứng cấp độ 4 - Phân tích. Ứng viên cấp độ này phải phân tích được nghiệp vụ chuyên môn, cấu trúc và thành phần.
5) Mid-level. Tương ứng cấp độ 5 - Đánh giá. Ứng viên cấp độ này phải đánh giá được nghiệp vụ chuyên môn, tốt xấu và khả năng hiện thực hóa.
6) Senior. Tương ứng cấp độ 6 - Sáng tạo. Ứng viên cấp độ này phảilà chuyên gia trong lĩnh vực của mình, và có thể ứng dụng linh hoạt cũng như thay đổi cấu trúc, thành phần ứng dụng trong công việc của mình.
3 tiêu chí để đánh giá thái độ con người như sau:
– Suy nghĩ tích cực
– Kiểm soát cảm xúc
– Lan tỏa cảm xúc
Khi đứng trước 1 vấn đề, người suy nghĩ tích cực sẽ tập trung vào khả năng thành công, còn người suy nghĩ tiêu cực sẽ tập trung vào khả năng thất bại. Người suy nghĩ tích cực sẽ tìm cách để tăng khả năng thành công, và quan trọng nhất là tin vào bản thân mình, tin mình sẽ làm được, nhờ đó mà sẽ giúp tăng khả năng thành công cao hơn khi giải quyết vấn đề đó. Người suy nghĩ tiêu cực đứng trước vấn đề sẽ chỉ tập trung vào những điều khó khăn, bất lợi khiến bản thân hình thành nỗi sợ hãi, ngại thay đổi, ngại thất bại và biến nó thành lý do để không làm gì cả.
Khi gặp thất bại, người suy nghĩ tích cực sẽ học hỏi kinh nghiệm từ thất bại của bản thân và tìm cách để làm lại trong khi người suy nghĩ tiêu cực sẽ trách móc bản thân hoặc đổ thừa cho người khác, hoàn cảnh, số phận và bỏ cuộc.
Vậy nên trong tuyển dụng, để đánh giá về tiêu chí thái độ thì suy nghĩ tích cực là điều căn bản nhất cần có của một ứng viên tiềm năng, bởi vì chỉ có năng lượng tích cực thì mới có thể đạt được sự kiểm soát cảm xúc và lan tỏa cảm xúc.
Cách để có được suy nghĩ và cảm xúc tích cực.
Theo đông y thì con người có 5 loại cảm xúc chính đó là: Buồn, Sợ, Giận, Vui, Lo Lắng, chuyển hóa lẫn nhau theo sơ đồ sau:
Cảm xúc tích cực chính là Vui, còn cảm xúc tiêu cực chính là 4 cảm xúc còn lại. Và theo Đông y, vui ứng với nội tạng là tim và vị đắng.
Cảm xúc của con người vốn được điều khiển bằng các loại Nội tiết tố (Hormone, hooc-môn), trong đó có:
4 loại hooc-môn vui vẻ, hạnh phúc:
– SEROTONIN (hạnh phúc) đến từ sự khích lệ, động viên.
– ENDORPHINS (hưng phấn) đến từ hoạt động thể dục thể thao.
– OXYTOCIN (tình yêu) đến từ sự yêu thương, quan tâm.
– DOPAMINE (khao khát) đến từ việc hoàn thành mục tiêu, học điều mới.
Chỉ khi là người có suy nghĩ tích cực, thì chúng ta mới có thể kiểm soát được bản thân, và làm chủ được cảm xúc. Vì với một người tràn đầy suy nghĩ tiêu cực, thì cảm xúc của họ sẽ vô cùng bất ổn và sẵn sàng bộc phát bất kì lúc nào.
Hệ tư tưởng, với ý thức in sâu vào não bộ sẽ hình thành nên tiềm thức sẽ sinh ra hành động.
Khả năng lan tỏa cảm xúc của cá nhân đến những người xung quanh, sức ảnh hưởng của cá nhân đến một tập thể. Vì thế nếu cá nhân này có năng lương tích cực, thì sẽ lan tỏa cảm xúc tích cực, nhưng nếu cá nhân này có năng lượng tiêu cực thì sẽ lan tỏa cảm xúc tiêu cực đó với cả một tập thể. Và cảm xúc tiêu cực sẽ lan tỏa dễ dàng hơn so với cảm xúc tích cực, do đó trong một tập thể cần tìm ra và loại bỏ tất cả những thành viên có thể hiện thái độ tiêu cực và lan truyền hiệu ứng tiêu cực đó.
Quản lý là gì? Quản lí là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người. Trong quy mô cá thể, đó là quản lý bản thân còn trong quy mô đội nhóm thì ...
Quản lý con người là gì? Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Trung Quốc cổ đại, ông đã để lại một nguồn tri thức vô cùng phong phú và ...
Giải quyết vấn đề là gì? Giải quyết vấn đề là nghệ thuật hiếm hoi mà mỗi người đều cần phải biết để sống và làm việc hiệu quả. Đó là quá trình tìm kiếm ...
Quản trị cảm xúc là gì? Quản trị cảm xúc là quá trình quản lý và điều tiết các cảm xúc của bản thân hoặc của những người khác trong một tình huống nhất ...
Quản lý công việc là gì? Quản lý công việc là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, nó giúp chúng ta tổ chức và phân công công việc một cách hiệu quả ...
Làm việc nhóm là gì? Làm việc nhóm, như một bức tranh tuyệt đẹp được tạo nên từ những nét cọ cuộn tròn, những sắc màu tươi sáng cùng những chi tiết ...
Nếu bạn quan tâm đến các chủ đề tiếp thị kỹ thuật số, bạn có thể quan tâm đến cộng đồng Seoer và "quen thuộc" trong thuật ngữ mới được thảo luận rất rõ ...
Để thực hiện các chiến lược SEO, SEOER phải tiến hành các hoạt động rõ ràng và cung cấp KPI phù hợp dựa trên dữ liệu thống kê của mình. Quá trình này ...
SEO mũ xám được coi là một trong những kỹ thuật SEO hiệu quả nhanh nhất hiện nay. Chương trình SEO mũ xám là kết quả của sự hài hòa của SEO mũ trắng và ...
Nhiều người nghĩ rằng tiếp thị trực tuyến của trang web là SEO và Google Quảng cáo. Nhưng trên thực tế, bạn có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị ...