Public Cloud là gì?

  • 275 Lượt xem
  • 18/4/2023

Public Cloud (hay còn gọi là đám mây công cộng) là một nền tảng sử dụng điện toán đám mây, tài nguyên được cung cấp bởi bên thứ 3 đến người dùng thông qua Internet. Nó được các tổ chức hay cá nhân muốn sử dụng để tận dụng nguồn tài nguyên rộng lớn trong Public Cloud. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Public Cloud, có thể đọc qua bài viết dưới đây của Mona Media.

Public Cloud là gì?

Public Cloud (đám mây công cộng) là một mô hình dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây, được cung cấp bởi một bên thứ ba đến người dùng qua Internet. “Điện toán” dùng để mô tả các đối tượng liên quan đến thao tác điện toán phần mềm tham chiếu công suất xử lý, kết nối mạng, lưu trữ, bộ nhớ,… Chính vì vậy, nền tảng điện toán đám mây chính là thuật ngữ liên quan đến hoạt động phân phối tài nguyên máy tính thông qua Internet.

Public Cloud không giới hạn đối tượng sử dụng cho dù đó là doanh nghiệp hay cá nhân. Từ các dịch vụ trí tuệ nhân tạo cho đến các gói dịch vụ lưu trữ và điện toán, Public Cloud giúp các công ty trên thế giới khai thác các công nghệ tiên tiến mà không cần phải gánh nhiều chi phí và nhân công. Có 2 hình thức sử dụng các dịch vụ Public Cloud là miễn phí và trả phí thì áp dụng mô hình pay-per-usage (trả phí trên dung lượng sử dụng).

Hình thức hoạt động của Public Cloud

Khi biết rõ Public Cloud là gì, bạn sẽ thấy được cách thức hoạt động của đám mây công cộng. Public Cloud chính là cách để phát triển ứng dụng thay thế cho kiến trúc CNTT truyền thống.

Công nghệ Cloud Computing từ Public Cloud được ứng dụng trong máy ảo (VM) hay Storage có thểhoạt động từ xa. Public Cloud giúp bạn dễ dàng nắm bắt được xu hướng triển khai các giải pháp công nghệ trong tương lai.

Cấu trúc của Public Cloud là gì?

Dưới đây là ba mô hình chính của điện toán Public Cloud:

SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ) 

SaaS là một mô hình trong đó nhà cung cấp phân phối phần mềm được lưu trữ trong điện toán đám mây. Khả năng truy cập các ứng dụng và khả năng cập nhật chính là 2 ưu điểm lớn của SaaS. Các ứng dụng SaaS có thể dễ dàng tải xuống trên điện thoại cả máy tính để bàn, hay laptop. Hơn nữa, mô hình SaaS đảm bảo rằng các bản cập nhật rất nhanh chóng và bảo mật rất tốt.

PaaS (Nền tảng dưới dạng dịch vụ) 

PaaS là một kiến ​​trúc điện toán đám mây. Trong đó, bên thứ ba cung cấp cho người dùng tài nguyên phần cứng và phần mềm. Thông thường là những tài nguyên cần thiết để phát triển ứng dụng thông qua sử dụng Internet. Không cần duy trì cơ sở hạ tầng bên dưới, nhà cung cấp PaaS vẫn có thể lưu trữ phần cứng và phần mềm. Do đó, PaaS giúp các nhà phát triển giảm nhu cầu cài đặt phần cứng và phần mềm nội bộ để phát triển hoặc thực thi một ứng dụng mới.

IaaS (Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ) 

IaaS là nền tảng cho phép người sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phát triển các hệ thống như hệ điều hành, mạng, máy chủ,… thông qua Internet. Nhà cung cấp lưu trữ mọi thứ từ máy chủ lưu trữ đến phần cứng mạng và duy trì môi trường. IaaS giúp hệ thống tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua và bảo trì phần cứng tại doanh nghiệp. IaaS đạt hiệu suất cao khi nó cho phép người tiêu dùng lựa chọn các tùy chọn về thông số kỹ thuật phần mềm, phần cứng hoặc điều khiển hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng Public Cloud là gì?

Khả năng mở rộng nhanh chóng

Với khối lượng công việc lớn hơn, đám mây nhiều bên thuê sẽ thay đổi quy mô khi nhu cầu tài nguyên của bạn thay đổi. Khả năng mở rộng nhanh chóng và vô hạn khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, từ các công ty mới thành lập nhỏ đến các doanh nghiệp lớn.

Tiết kiệm

Với tính năng trả theo mức sử dụng, bạn chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng và bạn có thể thuê phần mềm thay vì mua giấy phép. Với Public Cloud, các tài nguyên luôn có sẵn theo yêu cầu, đảm bảo rằng người dùng có quyền truy cập vào các tài nguyên họ cần mà không phải lo lắng về các hạn chế về dung lượng hoặc giới hạn tài nguyên.

Tiết kiệm thời gian quản lý

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây tự bảo trì phần cứng, vì vậy bạn không cần phải lập kế hoạch cập nhật. Việc không bị ràng buộc ở vị trí hay địa điểm, Public Cloud luôn sẵn sàng ở bất kỳ đâu có kết nối mạng Internet. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian quản lý đáng kể.

Tính linh hoạt

Đám mây công cộng thích ứng với nhu cầu tài nguyên CNTT của công ty bất cứ lúc nào. Ngày nay, có nhiều dịch vụ như: cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Các dịch vụ này cung cấp các tài nguyên máy tính ảo hóa và các ứng dụng phần mềm qua internet. Các dịch vụ IaaS, PaaS và SaaS là ​​một bước đột phá quan trọng trong điện toán đám mây, cung cấp cho người dùng cá nhân hay doanh nghiệp có nhiều lựa chọn.

>>>Xem thêm: Tổng hợp 8 ưu điểm của Google Cloud Hosting

So sánh Public Cloud và Private Cloud

So sánh Public Cloud và Hybrid Cloud

Hybrid Cloud là sự kết hợp các tính năng tốt nhất của cả Public Cloud và Private Cloud để cung cấp giải pháp linh hoạt hơn, tận dụng và tăng khả năng mở rộng. Cấu trúc của Hybrid Cloud tạo điều kiện dễ dàng chia sẻ thông tin trên các hệ thống cục bộ, hệ thống tư vấn riêng, cơ sở dữ liệu đám mây công cộng và hệ thống truy cập từ xa.

Từ đó, các tổ chức có thể mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng của họ, điều chỉnh các biến động về nhu cầu và dựa vào Public Cloud để khắc phục sự cố mà không tiết lộ dữ liệu đám mây doanh nghiệp cho bên thứ ba.

Hybrid Cloud giống như Public Cloud ở chỗ được sở hữu bởi nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây. Cụ thể, một số tài nguyên có thể đo lường được nhất sẽ được lưu trữ tại chỗ và không được chia sẻ với những bên thuê đám mây khác.

Một số dịch vụ điển hình về Public Cloud

Cloud Server

Cloud server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo, được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây). Chỉ cần hoàn tất đăng ký Cloud hosting, bạn có thể truy cập vào được giao diện quản lý server trên nền tảng 2.0 được thiết kế đơn giản dễ sử dụng với đầy đủ tính năng trên trình duyệt tìm kiếm. Từ đó có thể thấy, Cloud Server có được 2 ưu điểm vượt trội là quản lý dễ dàng và đầy đủ quyền truy cập từ xa.

Cloud Storage

Cloud Storage được hiểu nôm na là dịch vụ “lưu trữ đám mây”. Cloud Storage cung cấp  các dịch vụ dựa trên đám mây lưu trữ, sắp xếp và quản lý dữ liệu từ đĩa cứng của người dùng. Người dùng có thể truy cập và kiểm soát dữ liệu từ bất kỳ đâu, bất kể thời gian, khi sử dụng Cloud Storage. Người sử dụng có thể chạy các trang web của họ một cách đáng tin cậy và nhanh chóng hơn với bộ lưu trữ đám mây.

Bài viết trên cung cấp cho các bạn tất cả các thông tin về Public Cloud là gì, các khái niệm liên quan như Private Cloud hay Hybrid Cloud. Nếu bạn muốn biết thêm các kiến thức khác về Domain, Hosting,… có thể đọc và tham khảo thêm các bài viết khác của Mona Media nhé!

Bài viết liên quan

IoT là gì? Tìm hiểu chi tiết thông tin và ứng dụng của IoT
IoT là gì? Tìm hiểu chi tiết thông tin và ứng dụng của IoT

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và kết nối là nền tảng quan trọng để IoT được phát triển mỗi ngày. IoT đã giúp cuộc sống của con người ...

Vài giây trước
Hybrid Cloud là gì?
Hybrid Cloud là gì?

Hybrid Cloud là một mô hình dịch vụ đám mây được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng nên có thể nói, đây là khái niệm khá thân thuộc với các công ty, đặc ...

Vài giây trước
IaaS là gì?
IaaS là gì?

Trong thời đại số hóa như hiện nay, các dịch vụ đám mây ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Trong đó, IaaS là một trong những dịch vụ đám mây ...

Vài giây trước
PaaS là gì?
PaaS là gì?

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiên tiến giúp quản lý và triển khai các ứng dụng trên đám mây một cách hiệu quả. Trong đó, PaaS là ...

Vài giây trước
Edge Computing là gì? Mô hình kiến trúc của điện toán biên
Edge Computing là gì? Mô hình kiến trúc của điện toán biên

Edge Computing là một dạng của giải pháp điện toán đám mây mà chắc hẳn những người dùng sử dụng công nghệ thường xuyên không còn xa lạ gì. Tuy nhiên ...

Vài giây trước
Big Data là gì? Vai trò quan trọng của Big Data đối với doanh nghiệp
Big Data là gì? Vai trò quan trọng của Big Data đối với doanh nghiệp

Big Data hiện nay đang được ứng dụng phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Sự ra đời và phát triển của dữ liệu lớn đã tạo những chuyển ...

Vài giây trước
Facebook xét duyệt quảng cáo lâu? Tips xét duyệt quảng cáo FB nhanh
Facebook xét duyệt quảng cáo lâu? Tips xét duyệt quảng cáo FB nhanh

Nếu bạn đã chạy quảng cáo Facebook, thì bạn phải trải nghiệm tình huống quảng cáo được phê duyệt quá lâu. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho quảng cáo, ...

Vài giây trước
Thời gian SEO mất khoảng bao lâu để lên Top Google
Thời gian SEO mất khoảng bao lâu để lên Top Google

“Làm SEO hiệu quả cần bao lâu?”, “Có cách nào lên TOP trong vòng 2-3 tháng được không?”. Đây là những thắc mắc phổ biến của các doanh nghiệp đang có ý ...

Vài giây trước
Top 15 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay
Top 15 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay

Chọn một nhà cung cấp lưu trữ đáng tin cậy là một bước quan trọng để xác định chất lượng trang web của bạn. Với sự phát triển của Internet, thị trường ...

Vài giây trước
Lý giải nguyên nhân chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả?
Lý giải nguyên nhân chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả?

Quảng cáo Facebook là một cách để nhiều nhân viên tiếp thị sử dụng hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên, các hoạt động này không phải lúc nào cũng mang lại kết ...

Vài giây trước