Cần Làm Gì Sau Khi Có Website Để Thu Hút Khách Hàng?

  • 189 Lượt xem
  • 4/4/2023

Không phải ngay sau khi tạo website là khách hàng sẽ tự tìm đến, bạn sẽ có đơn hàng cùng và doanh thu. Hiện tại, website của bạn chưa có gì, đang trong tình trạng thô sơ như một ngôi nhà mới xây không có bất kỳ nội thất nào. Dù người dùng có truy cập vào, họ cũng sẽ nhanh chóng rời đi vì chẳng có thông tin gì để xem. Vậy cần làm gì sau khi có website? Hãy cùng Mona theo dõi bài viết dưới đây để biết bước theo bạn cần làm gì nhé.

Tình trạng website sau khi khởi tạo

Như đã nói bên trên, website của bạn sau khi khởi tạo giống như một ngôi nhà ở bản thô sơ chưa hoàn thiện.

  • Giao diện chưa hoàn thiện.
  • Không có nội dung, hình ảnh.
  • Không có các yếu tố bảo mật như ổ khóa SSL.
  • Không có các công cụ hỗ trợ Marketing và tracking.

Website hiện tại chưa được tối ưu, chạy kém. Điều này sẽ không mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng, dẫn tới tỷ lệ thoát cao, tỷ lệ chuyển đổi kém.

Danh sách các công việc cần làm sau khi tạo website

Để trả lời cho câu hỏi “làm gì sau khi đã có website?” thì tiếp theo bạn sẽ phải bắt tay vào giai đoạn thứ 2 đó là hoàn thiện website. Các công việc quan trọng bạn cần thực hiện sau khi tạo website sẽ bao gồm:

  • Xây dựng nội dung toàn bộ website
  • Khai báo website
  • Tối ưu Onpage
  • Đăng ký SSL, Bộ Công Thương
  • Quản trị website

Chi tiết các công việc này sẽ được hướng dẫn ngay sau đây.

Xây dựng nội dung website

Bạn cần xây dựng nội dung cho website của mình

Sau khi có website nên làm gì? Điều đầu tiên sau khi có website là bạn cần bổ sung ngay nội dung cho toàn trang web. Content is King, điều này chưa bao giờ sai. Nếu không có content hay nội dung thì người đọc sẽ không biết bạn muốn truyền tải thông điệp gì.

Nội dung ở đây có nhiều dạng bao gồm cả: văn bản, hình ảnh, video,… và nhiều hình thức khác. Một website càng phức tạp, càng nhiều trang và danh mục thì càng cần có nhiều nội dung. Vậy nên xây dựng nội dung gì, đăng tải những thông tin gì trên website, nội dung nào quan trọng cần triển khai trước?

Bạn cần có một kế hoạch xây dựng và triển khai nội dung website bài bản. Quy trình thực hiện từng bước như sau:

  • Bước 1 – Xác định mục tiêu và nội dung website
  • Bước 2 – Lên kế hoạch triển khai (Nội dung ưu tiên & chưa ưu tiên, nội dung triển khai làm mới liên tục,…).
  • Bước 3 – Xác định bộ , chủ đề đăng tải.
  • Bước 4 – Lựa chọn giao diện và thiết kế phù hợp.
  • Bước 5 – Triển khai nội dung.
  • Bước 6 – Quản trị nội dung và đo lường kết quả.
  • Bước 7 – Tối ưu nội dung website.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch nội dung Website trong 1 năm

Bước 1 – Xác định mục tiêu và nội dung website

Trước khi bắt tay vào triển khai nội dung cho website, bạn cần phải xác định được những điều sau:

  • Đối tượng người đọc của website là ai?
  • Mục tiêu của nội dung là gì?

Bạn có thể dựa trên mục đích và loại hình website ban đầu xác định để định hướng nội dung, xác định văn phong và cách truyền tải thông tin tới khách hàng của mình.

Cách truyền tải thông tin tới khách hàng không đơn giản chỉ dựa vào nội dung văn bản các bài viết thuần túy mà còn ở mặt thiết kế như:

  • Giao diện website
  • Tối ưu
  • Nội dung (cơ bản và chi tiết).

Bước 2 – Lên kế hoạch triển khai

Lên kế hoạch triển khai nội dung phù hợp cho website

Kế hoạch triển khai nội dung sẽ cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Các đầu mục nội dung cần triển khai
  • Đối tượng đảm nhiệm thực hiện
  • Trình tự triển khai
  • Timeline thực hiện & KPIs hoàn thành.
  • Các quy tắc khi trình bày nội dung: Cách xưng hô, font chữ, màu chữ, hình ảnh,…

Trên website có rất nhiều trang, nhiều danh mục. Website càng phức tạp, loại hình kinh doanh càng nhiều mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ thì càng nhiều nội dung cần phải triển khai.

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định được các mục cần xây dựng nội dung, nội dung nào cần triển khai trước và nội dung nào triển khai sau. Kế hoạch triển khai càng rõ ràng thì công việc của bạn càng được thực hiện dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: CTA là gì? Cách viết Call to Action hay, thu hút khách hàng

Bước 3 – Xác định bộ từ khóa, chủ đề đăng tải.

Một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua trong câu hỏi “làm gì sau khi có website?” thì để website bạn được đánh giá cao từ Google, dễ dàng hiển thị trên trang tìm kiếm và tiếp cận tốt với khách hàng khi SEO, bạn nên đặt tên các danh mục, tối ưu bài viết dựa trên bộ từ khóa.

Xác định các chủ đề chính của website

Dựa trên loại hình web và mục đích website, bạn sẽ biết website cần phải có các trang và chủ đề nào.

Chẳng hạn: Với website mang tính giới thiệu, bạn sẽ triển khai cơ bản theo các trang:

  • Trang giới thiệu công ty
  • Trang dịch vụ hoặc sản phẩm
  • Trang tin tức về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh.
  • Trang liên hệ
  • Trang quy định, chính sách

Một số website có thể có thêm các trang như trang tuyển dụng, trạng dự án, trang khách hàng,… Tùy vào đặc thù doanh nghiệp mà bạn bổ sung trang cũng như danh mục sao cho phù hợp.

Bổ sung thêm các trang cần thiết cho website của bạn

Lưu ý:

  • Nên xây dựng kế hoạch triển khai nội dung từ danh mục lớn, danh mục nhỏ cho tới các bài viết.
  • Xác định thứ tự ưu tiên triển khai từng nội dung.
  • Lên timeline triển khai và các nhân sự đảm nhiệm thực hiện cụ thể.

Các trang liên kết website

Nội dung website không chỉ dừng ở những thông tin hiển thị tại web mà còn được xây dựng đa kênh thì mới có thể phát triển website lâu dài. Các liên kết tới mạng lưới social, website blog 2.0 và các kênh khác sẽ là điều cần thiết để bạn tăng độ phủ, nhận diện với Google cũng như người dùng, hỗ trợ quá trình SEO hiệu quả nếu tối ưu tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thêm cả tài liệu để người dùng tải về, các liên kết email nhận thông tin để sử dụng cho các chiến dịch email marketing sau này. Những điều này không chỉ còn là xu hướng mà thực tế cần có khi làm nội dung website bài bản.

>>>Xem thêm: Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết content chuẩn SEO 2023

Bước 4 – Lựa chọn giao diện và thiết kế phù hợp.

Nội dung không phải tất cả. Nếu nội dung hay nhưng trình bày không khoa học, giao diện web không ấn tượng thì người đọc vẫn sẽ nhanh chóng rời đi.

Bởi vậy, trong quá trình xây dựng nội dung website bạn cũng cần kết hợp chú ý tới cách trình bày, bố cục, hình ảnh hiển thị, màu sắc, font chữ, các yếu tố nhận diện thương hiệu,..

Bước 5 – Triển khai nội dung

Khi đã có kế hoạch triển khai chi tiết, bạn có thể bắt tay vào viết nội dung cho website. Nội dung website cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Triển khai nội dung đúng, đủ, không nhồi nhét.
  • Hãy phân bổ nội dung khoa học, ưu tiên trình bày những chủ đề cần thiết trước, không tập trung vào những danh mục nhất định mà dàn trải để trang nào cũng có thông tin.
  • Nội dung website cần đảm bảo 100% unique, tránh copy gây ảnh hưởng tới chất lượng content và đánh giá của Google.
  • Các nội dung nên trình bày rõ ràng, mạch lạc, văn phong hấp dẫn, hữu ích với người đọc để tăng sự tin cậy và tỉ lệ quay lại của người đọc.

Bước 6 – Quản trị nội dung và đo lường kết quả

Quản trị nội dung là một công việc cực kỳ quan trọng. Công việc này gồm nhiều hạng mục cần lưu ý như:

  • Phân bổ sidebar hợp lý
  • Thường xuyên cập nhật các bài viết và làm mới nội dung để website của bạn luôn “sống” khỏe mạnh, tạo sự mới mẻ cho người đọc khi ghé thăm.
  • Tạo liên kết đa kênh để tăng độ uy tín, độ phủ thương hiệu.

Bước 7 – Tối ưu nội dung website

Theo dõi các chỉ số và đo lường thường xuyên là điều quan trọng để bạn biết những nội dung đó có phù hợp và mang tới hiệu quả hay không.

Sử dụng Google Analytics để đo lường website

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn công việc này như:

  • Crazy Egg
  • Alexa
  • Kissmetrics
  • SEO Serp
  • Semrush
  • Google PageSpeed Insights
  • Clicky,..

Một số chỉ số cơ bản bạn cần quan tâm đến như:

  • – tổng lượng truy cập các nguồn.
  • Tỷ lệ thoát – Thể hiện nội dung của bạn có hấp dẫn, hữu ích với người đọc hay không.
  • Thời gian onsite – Chỉ số thời gian khách ở lại website của bạn.
  • Từ khóa phổ biến và từ khóa thịnh hành – Đánh giá dựa trên nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

Mục đích đo lường kết quả không chỉ giúp đánh giá nội dung mà còn giúp bạn nắm rõ về hành vi tìm kiếm cũng như thói quen người dùng để có hướng đáp ứng đúng mong muốn khách hàng hơn.

Khai báo website

Với những website mới đi vào hoạt động, để Google nhận biết được sự tồn tại của website thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là khai báo website với Google.

Việc khai báo và xác minh website với Google sẽ giúp bạn có thể tương tác với Google, cải thiện hiệu suất website trên các kết quả tìm kiếm. Hay hiểu đơn giản bạn sẽ cài đặt web giúp Google thuận tiện hơn khi thu thập thông tin và sắp xếp dữ liệu website của bạn.

Sử dụng Google Search Console để quản trị website

Ngoài ra, việc khai báo Google cũng góp phần giúp người dùng tin tưởng, nhận biết được doanh nghiệp như thông qua khai báo Google Maps, các bài review,…

Để khai báo URL với Google được bạn cần có 1 trong 3 quyền:

  • Quản lý Hosting
  • Quản lý Domain
  • Quản trị Website

Để khai báo website, bạn cần truy cập vào Google Search Console, đăng nhập và lựa chọn quyền quản lý của mình. Bình thường website chỉ có 1 tiền tố. Mỗi subdomain sẽ có chủ đề khác nhau nên quản lý chung. Điền domain của bạn cần quản lý và và lựa chọn 2 tiền tố URL.

Sau khi thực hiện khai báo xong, bạn tiếp tục tiến hành xác minh website với Google. Xác minh website bạn có thể thực hiện bằng 5 cách sau:

  • Xác minh bằng tên miền
  • Xác minh bằng Google Tag Manager
  • Xác minh bởi tag Google Analytics
  • Xác minh với tệp
  • Xác minh bằng cách chèn code vào heading

>>>Xem thêm: Domain là gì? Hosting là gì? Cách chọn tên miền đẹp và hosting phù hợp

Tối ưu Onpage

Ngoài các công việc khai báo trên, bạn cần thực hiện các công việc Onpage khác như:

  • Kiểm tra Sitemap / Tạo (Nếu chưa có tạo và gửi sitemap)
  • Kiểm tra file Robots.txt (Nếu chưa có tạo và gửi file Robots.txt / Kiểm tra , xấu)
  • Cài đặt Yoast SEO / Rank Math
  • Đăng ký doanh nghiệp trên 100 Social Media
  • Index trang doanh nghiệp trên 100 Social Media
  • Xây dựng doanh nghiệp (Tạo Schema Google Business cho website xác minh doanh nghiệp với Google)

Đăng ký SSL

SSL (Secure Sockets Layer) là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra liên kết giữa máy chủ với trình duyệt. Liên kết này đảm bảo các dữ liệu được trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn an toàn.

Sau khi có website bạn nên đăng ký SSL

Việc sử dụng SSL mang lại nhiều lợi ích cho website như:

  • Giúp mã hóa thông tin tốt
  • Cung cấp tính xác thực website đến khách hàng và tăng sự yên tâm cho họ.
  • Giúp website vượt qua những tiêu chuẩn kiểm tra nghiêm ngặt, đặc biệt là web muốn nhận thông tin thẻ tín dụng.
  • Việc cài đặt chứng chỉ SSL còn tối với SEO, giúp Google đánh giá cao về tính bảo mật và trải nghiệm người dùng.
  • Tăng uy tín thương hiệu cũng như website với người dùng.

Hiện nay trên thị trường có 4 loại chứng chỉ SSL bao gồm:

  • Chứng chỉ DV – SSL (Domain Validation): Dùng để xác thực quyền sử dụng tên miền.
  • OV – SSL (Organization Validation): Được dùng nhằm mục đích khẳng định chất lượng cho các cổng thương mại điện tử.
  • Chứng chỉ EV –SSL (Extended Validation): Phù hợp với các trang ngân hàng, tài chính cần tính bảo mật cao.
  • Wildcard SSL Certificate dùng để bảo mật cho các tên miền cấp dưới.

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại chứng chỉ SSL phù hợp để tối ưu bảo mật cho trang web và lợi ích doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: SSL Free là gì? Top 4 lý do không nên sử dụng SSL Miễn Phí

Đăng ký Bộ Công Thương

Đăng ký Bộ Công Thương là yêu cầu bắt buộc với những website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, web đấu giá trực tuyến hay website khuyến mại trực tuyến. Đây cũng là bước quan trọng để trả lời cho câu hỏi “làm gì sau khi có website?”

Nói chung, muốn trao đổi buôn bán, hoạt động thương mại thông qua website, bạn bắt buộc phải đăng ký Bộ Công Thương nếu không muốn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Bạn cần đăng ký website với Bộ Công Thương

Để đăng ký Bộ Công Thương, bạn cần đảm bảo:

  • Website đang hoặc chuẩn bị hoạt động trên internet.
  • giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • chứng nhận kinh doanh dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy tờ tùy thân cá nhân liên quan.

Quản trị website

Công việc quan trọng nữa trong danh sách “Làm gì sau khi có website” đó là quản trị web. Công việc này đảm bảo website luôn hoạt động trơn tru, giúp website luôn “khỏe mạnh”, hỗ trợ thúc đẩy lượng truy cập cũng như mở rộng thị trường mục tiêu hiệu quả.

Quản trị web bao gồm nhiều công việc khác nhau, trong đó có 6 công việc quản trị cơ bản:

  • Tối ưu cập nhật giao diện website
  • Lập kế hoạch content định kỳ
  • Xây dựng kế hoạch tối ưu website
  • Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
  • Triển khai quảng cáo cho website
  • Đánh giá hiệu quả quản trị web thường xuyên.

Để quản trị website hiệu quả, nhà quản trị cần đảm bảo có đầy đủ các kiến thức như biết sử dụng HTML, các công cụ thiết kế đồ họa, tối ưu SEO, kỹ năng content và biết sử dụng các công cụ quản trị web.

Nếu bạn không có chuyên môn, cần đơn vị có chuyên môn hỗ trợ các công việc lập trình website và thiết kế website, hãy tham khảo dịch vụ tại Mona Media. Mọi thông tin vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

  • Hotline: 1900 636 648
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Email: [email protected]

Trên đây là một số công việc quan trọng nên làm sau khi có website. Những chia sẻ trong từng hạng mục công việc chưa phải là tất cả. Để tìm hiểu chi tiết các khía cạnh về hoàn thiện website như content, thiết kế giao diện web, khai báo website, đăng ký SSL, đăng ký Bộ Công Thương và quản trị website,… bạn có thể tham khảo trang blog kiến thức về website tại Mona Media.

Bài viết liên quan

Marketing Là Gì? Tổng Quan Kiến Thức Của Ngành Marketing Mới Nhất 2023
Marketing Là Gì? Tổng Quan Kiến Thức Của Ngành Marketing Mới Nhất 2023

Marketing là một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại này. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ Marketing là gì, làm gì, vai trò, lợi ích hay ...

Vài giây trước
Hướng dẫn tích hợp thanh toán VISA vào website
Hướng dẫn tích hợp thanh toán VISA vào website

Thương mại điện tử đang phát triển và nhiều doanh nghiệp chọn tích hợp cổng thanh toán Visa vào website để tạo sự uy tín và giúp khách hàng thanh toán ...

Vài giây trước
Hướng dẫn quản trị website từ A đến Z
Hướng dẫn quản trị website từ A đến Z

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sau hoàn thành thiết kế website thì không thực hiện quản trị website. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh và doanh thu của ...

Vài giây trước
Cách Phát Triển Website Hiệu Quả Chi Tiết Từ A đến Z Để Tăng Doanh Số
Cách Phát Triển Website Hiệu Quả Chi Tiết Từ A đến Z Để Tăng Doanh Số

Sau đây Mona xin chia sẻ với bạn cách phát triển website sau khi hoàn thành 2 bước khởi tạo website và hoàn thiện website. Giống như một cửa hàng đã ...

Vài giây trước
Hướng dẫn cách tạo Website chi tiết từ A đến Z dành cho người mới
Hướng dẫn cách tạo Website chi tiết từ A đến Z dành cho người mới

Bạn đang có dự định xây dựng website nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết một website sẽ cần có những gì và phải làm ra sao? Nhất là khi ...

Vài giây trước
Sampling là gì? Lợi ích khi triển khai Product Sampling
Sampling là gì? Lợi ích khi triển khai Product Sampling

Trong thời đại 4.0, Marketing yêu cầu những người làm truyền thông cần biết và vận dụng tất cả những chiêu thức Marketing quan trọng. Đối với những ...

Vài giây trước
SWOT là gì? Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT trong kinh doanh
SWOT là gì? Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT trong kinh doanh

SWOT là gì? SWOT là công cụ giúp doanh nghiệp nắm bắt và đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh hoặc tiếp thị hiệu quả hơn. Áp dụng thành công mô ...

Vài giây trước
Tagline là gì? Cách xây dựng tagline cho thương hiệu ấn tượng, thu hút
Tagline là gì? Cách xây dựng tagline cho thương hiệu ấn tượng, thu hút

Có thể trong những quảng cáo mà bạn xem đã có sự xuất hiện của Tagline. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn chưa biết về Tagline là gì và thường bị nhầm ...

Vài giây trước
Newsletter là gì? Vai trò và bí quyết thực hiện Newsletter hiệu quả
Newsletter là gì? Vai trò và bí quyết thực hiện Newsletter hiệu quả

Ở lĩnh vực marketing, Newsletter còn là một thuật ngữ khá mới mẻ. Vì vậy, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của thuật ngữ Newsletter là gì ...

Vài giây trước
Email Marketing là gì? Cách thực hiện chiến dịch Email Marketing hiệu quả
Email Marketing là gì? Cách thực hiện chiến dịch Email Marketing hiệu quả

Email Marketing là phương pháp tiếp thị mang lại hiệu quả cao với nguồn lợi nhuận lớn. Chiến dịch Email Marketing cực kỳ phổ biến ở những nước hiện đại, ...

Vài giây trước
Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn Affiliate Marketing cho người mới
Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn Affiliate Marketing cho người mới

Không cần bỏ vốn mà bạn vẫn có thể tạo ra thu nhập. Đó chính là những gì mà Affiliate Marketing giúp bạn làm được. Nhưng không phải ai cũng biết đến hay ...

Vài giây trước
Facebook xét duyệt quảng cáo lâu? Tips xét duyệt quảng cáo FB nhanh
Facebook xét duyệt quảng cáo lâu? Tips xét duyệt quảng cáo FB nhanh

Nếu bạn đã chạy quảng cáo Facebook, thì bạn phải trải nghiệm tình huống quảng cáo được phê duyệt quá lâu. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho quảng cáo, ...

Vài giây trước
Thời gian SEO mất khoảng bao lâu để lên Top Google
Thời gian SEO mất khoảng bao lâu để lên Top Google

“Làm SEO hiệu quả cần bao lâu?”, “Có cách nào lên TOP trong vòng 2-3 tháng được không?”. Đây là những thắc mắc phổ biến của các doanh nghiệp đang có ý ...

Vài giây trước
Top 15 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay
Top 15 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay

Chọn một nhà cung cấp lưu trữ đáng tin cậy là một bước quan trọng để xác định chất lượng trang web của bạn. Với sự phát triển của Internet, thị trường ...

Vài giây trước
Lý giải nguyên nhân chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả?
Lý giải nguyên nhân chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả?

Quảng cáo Facebook là một cách để nhiều nhân viên tiếp thị sử dụng hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên, các hoạt động này không phải lúc nào cũng mang lại kết ...

Vài giây trước