CPanel là gì? Tổng quan về CPanel và hướng dẫn sử dụng

  • 451 Lượt xem
  • 24/3/2023

Nhắc đến các hệ thống quản trị Web Hosting chất lượng trên thị trường không thể không kể đến CPanel. Đây là công cụ sở hữu nhiều chức năng tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho quản trị Web Hosting. Nếu bạn chưa biết CPanel là gì và cách sử dụng cơ bản thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Mona Media nhé!

CPanel là gì?

CPanel là hệ thống quản trị dành cho Web Hosting được sử dụng trên nền tảng Linux. Hệ thống này còn được biết đến với tên gọi Web Hosting Control Panel hay CPanel Hosting. Công cụ quản trị Web Hosting có giao diện đơn giản, linh hoạt, đi kèm với nhiều tính năng hiện đại giúp bạn quản trị trang Web của mình một cách dễ dàng. Đây là hệ thống Hosting Website được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Các tính năng cơ bản của CPanel

Web Hosting Control Panel hỗ trợ gần như tất cả tính năng cần thiết để quản trị Website. Tùy thuộc vào nhà cung cấp mà tính năng của CPanel Hosting có thể thay đổi, tuy nhiên các tính năng cơ bản dưới đây đều được giữ nguyên:

  • Cài đặt và quản lý dung lượng: Control Panel có thể cài đặt các ứng dụng, mã nguồn mở phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal… một cách nhanh chóng.
  • Quản lý Domain: Người dùng dễ dàng tạo Subdomain, thêm, xóa, chuyển hướng… tên miền với CPanel.
  • Quản lý file: Các tính năng như thêm, xóa, đổi tên, nén… tập tin, backup, tạo và quản lý tài khoản FTP… đều được Web Hosting Control Panel cung cấp đầy đủ.
  • Quản lý email: Dễ dàng tạo tài khoản email, quản lý hay xáo trộn các tài khoản POP3. Người dùng cũng có thể quản lý hệ thống trả lời tự động, danh sách từ chối, thay đổi mật khẩu, định mức tài nguyên sử dụng… với CPanel.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu Database: Control Panel hỗ trợ khởi tạo và quản lý Database PostgreSQL, MySQL, tích hợp với phpMyAdmin.
  • Tính năng bảo mật: Quản lý truy cập SSH tới Server, quản lý Whitelist/ Blacklist truy cập, quản lý các chứng chỉ SSL/TLS.

Ưu điểm của phần mềm CPanel

Phần mềm CPanel là lựa chọn tốt cho bất cứ ai đang tìm kiếm một giải pháp hoàn hảo cho Hosting.

Thân thiện với người dùng

Web Hosting Control Panel cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ, đồng thời sở hữu một giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng. Bạn có thể dễ dàng thao tác mọi tính năng với CPanel Hosting, tìm kiếm mọi chức năng một cách nhanh chóng. Phần mềm cho phép các nhà phát triển Web thao tác nhanh chóng và gọn gàng, không ảnh hưởng đến người dùng khác trên máy chủ.

Sử dụng ổn định, lâu dài

CPanel được đánh giá là công cụ quản trị Web Hosting lâu bền nhất hệ thống. Phần mềm được nghiên cứu và cải tiến không ngừng để hỗ trợ người dùng tối đa. Ngoài ra, Control Panel còn có thể tự theo dõi và nếu phát hiện có sự cố ở dịch vụ nào thì sẽ tự động khởi động lại dịch vụ đó.

Công nghệ tiên tiến, phản hồi nhanh chóng

CPanel Hosting luôn được cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất, nâng cao tối đa chất lượng dịch vụ. Bạn có thể điều chỉnh việc update hay vô hiệu hóa một tính năng nào đó dễ dàng với EasyApache. Người dùng sẽ nhận được các phản hồi nhanh chóng. Ưu điểm trong thiết kế giao diện cho phép bạn thực hiện các thao tác dễ dàng hơn.

Hỗ trợ toàn cầu, bảo mật cao

Web Hosting Control Panel hỗ trợ toàn cầu, người dùng còn có thể quản lý qua điện thoại thông minh. Khi kết nối với Smartphone, Control Panel hiển thị một giao diện thân thiện cho phép bạn truy cập phần mềm mọi lúc mọi nơi. Phần mềm cũng được trang bị hệ thống bảo mật cao cấp nhất, chống lại các mối đe dọa xâm nhập từ bên ngoài.

Nhược điểm của CPanel là gì?

Nhược điểm lớn nhất của Control Panel chính là có nhiều tính năng không cần thiết. Điều này gây lãng phí tài nguyên cho người dùng vì không bao giờ sử dụng đến các tính năng này, Phần mềm CPanel cũng có thể vô tình thay đổi thông số và khó lấy lại được.

Một nhược điểm khác của CPanel Hosting là tốn kém hơn các gói Hosting miễn phí. Nhưng bù lại người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng cao cấp hơn, quản lý Web dễ dàng hơn. Có thể hiểu Web Hosting Control Panel vẫn tồn tại những điểm hạn chế, song với hầu hết trường hợp phần mềm vẫn hoạt động tốt.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm CPanel

Tham khảo hướng dẫn sử dụng chi tiết cho phần mềm Cpanel dưới đây.

Đăng nhập vào CPanel

Để đăng nhập vào Control Panel, trước tiên người dùng cần tiến hành cài đặt phần mềm cho máy. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Sử dụng User Root để đăng nhập vào VPS. Người dùng cần sử dụng cấu hình Hostname theo chuẩn FQDN của VPS, chẳng hạn như tech8.vn bằng lệnh Hostnamectl.
  • Bước 2: Thực hiện chạy lệnh sau “hostnamectl set-hostname CPanel.tech8.vn” cho hệ thống. Tiếp tục chạy CentOS/RedHat và Ubuntu cho VPS.
  • Bước 3: Chờ phần mềm xử lý và hoàn tất cài đặt. Giao diện hệ thống sẽ hiển thị đường dẫn cho phép bạn truy cập vào trang VHM bằng tài khoản root.

Sau khi hoàn tất cài đặt CPanel, bạn có thể tiến hành đăng nhập vào hệ thống. Thông tin đăng nhập người dùng có thể tìm thấy tại Email mà công ty Hosting gửi, bao gồm tên người dùng, mật khẩu và đường dẫn đăng nhập. Có hai cách đăng nhập cơ bản, cách 1 là truy cập vào Website “http://IP:2082” hoặc “https://IP:2083”. Cách 2 là đưa tên miền trở về IP Server để đăng nhập bằng chính tên miền của bạn.

Cài đặt WordPress với CPanel

Để cài đặt WordPress với CPanel, người dùng cần tìm mục Autoinstaller và Click chuột chọn WordPress. Dưới đây là hướng dẫn cài đặt với những tính năng cơ bản, phổ biến nhất.

  • Thêm mới tài khoản mail trong CPanel: Control Panel dễ dàng tạo ra một địa chỉ Email với Domain duy nhất dành cho bạn. Người dùng cần tìm tùy chọn Email Account trong mục Email, nhập địa chỉ và click chọn Create Account. Như vậy bạn có thể truy cập Webmail ngay từ CPanel với ứng dụng độc lập.
  • Tạo Subdomain trên CPanel: CPanel cho phép người dùng tạo 2 loại tên miền là  Domain và Subdomain. Addon Domains là những tên miền hoàn toàn độc lập, trong khi đó Subdomain được thêm vào tên miền của bạn. Để thêm cả hai loại tên miền này hãy tìm tùy chọn trong mục Domain.
  • Upload và quản lý file: Để truy cập CPanel, cần tìm tùy chọn File Manager trong mục File. Bạn cần Click vào File để chuyển sang một giao diện mới, sử dụng cây thư mục ở bên trái để đến các vị trí khác nhau. Quản lý các tệp riêng lẻ sẽ nằm ở trong giao diện trung tâm. Người dùng còn có thể tải tệp, chỉnh sửa File và nhiều tác vụ tiện lợi khác.
  • Backup Web với CPanel: Control Panel cho phép người dùng Backup Web nhanh chóng, chỉ cần site đó không quá lớn. Để thực hiện tính năng này, người dùng cần truy cập mục Files, chọn Back up hoặc Back up Wizard, sau đó làm theo hướng dẫn hiển thị trên giao diện.

Trên đây là những thông tin cơ bản về CPanel là gì và các tính năng của hệ thống. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về hệ thống quản trị Web Hosting này.

Bài viết liên quan

Web App là gì? 5 điểm khác biệt giữa Website với Web App
Web App là gì? 5 điểm khác biệt giữa Website với Web App

Định nghĩa Web app là gì và được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Web App liệu có giống với website bình thường ...

Vài giây trước
Công cụ quản lý thời gian và lịch trình - Easy schedule
Công cụ quản lý thời gian và lịch trình - Easy schedule

Easy schedule, thư viện và công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong quản lý thời gian và dự án! Easy schedule - Easy Project Schedule for Company Working Day là ...

Vài giây trước
Parked Domain là gì? Cách thiết lập Parked Domain trên cPanel
Parked Domain là gì? Cách thiết lập Parked Domain trên cPanel

Parked Domain là gì? Đây là một thuật ngữ quá đỗi thân thuộc trong ngành công nghệ thông tin nói chung và việc quản trị các trang web nói riêng. Cùng ...

Vài giây trước
Addon Domain là gì? Cách thêm và xóa Addon Domain đơn giản
Addon Domain là gì? Cách thêm và xóa Addon Domain đơn giản

Khi tìm hiểu về hosting, một thuật ngữ bạn cần biết đó là Addon Domain. Vậy Addon Domain có phải là giải pháp kỹ thuật giúp điều khiển hệ thống tên miền ...

Vài giây trước
Website là gì? Toàn bộ thông tin cần biết về website
Website là gì? Toàn bộ thông tin cần biết về website

Website là gì? Đây là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với phần lớn chúng ta. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ bản chất website, website ...

Vài giây trước
.NET là gì? Tìm hiểu kiến thức cơ bản về lập trình Dotnet
.NET là gì? Tìm hiểu kiến thức cơ bản về lập trình Dotnet

.NET là một trong những nền tảng cho phép các ngôn ngữ lập trình khác phát triển, được nhiều lập trình viên lựa chọn để thiết kế hệ điều hành cho ...

Vài giây trước
Frontend là gì? Front-end Developer cần có những kỹ năng nào?
Frontend là gì? Front-end Developer cần có những kỹ năng nào?

Frontend một hạng mục công việc của các Developer chuyên về các yếu tố hình ảnh giao diện hiển thị trên website. Những phần liên quan đến thuật toán, ...

Vài giây trước
Backend là gì? Công việc của Backend Developer gồm những gì?
Backend là gì? Công việc của Backend Developer gồm những gì?

Backend là một lĩnh vực lập trình có cơ hội tìm kiếm việc làm hot hàng đầu hiện nay. Máy chủ, code web và một cơ sở dữ liệu chính là các thành phần ...

Vài giây trước
Virus máy tính là gì? Có mấy loại virus máy tính? Cách phòng chống virus
Virus máy tính là gì? Có mấy loại virus máy tính? Cách phòng chống virus

Máy tính bị dính virus là một mối quan tâm và sự quan ngại đối với người sử dụng máy tính. Thông qua bài viết này, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức ...

Vài giây trước
ReactJS là gì? Toàn bộ thông tin cơ bản cần biết về ReactJS
ReactJS là gì? Toàn bộ thông tin cơ bản cần biết về ReactJS

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho việc học xây dựng website để kiếm thu nhập cho bản thân. Chắc hẳn bạn bạn cần phải học qua những thứ như là CSS, HTML hay ...

Vài giây trước
Ngôn ngữ C# là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngôn ngữ lập trình C sharp
Ngôn ngữ C# là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngôn ngữ lập trình C sharp

Trong thời đại hiện nay – một thời đại với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Cùng với đó là sự ra đời và phát triển của vô số ngôn ngữ lập ...

Vài giây trước
React Native là gì? Thông tin và cơ hội việc làm khi học React Native
React Native là gì? Thông tin và cơ hội việc làm khi học React Native

React Native được hiểu một cách nôm na chính là công nghệ được tạo ra bởi Facebook và nó cho phép những developer dùng JavaScript có thể làm ra các ...

Vài giây trước
Facebook xét duyệt quảng cáo lâu? Tips xét duyệt quảng cáo FB nhanh
Facebook xét duyệt quảng cáo lâu? Tips xét duyệt quảng cáo FB nhanh

Nếu bạn đã chạy quảng cáo Facebook, thì bạn phải trải nghiệm tình huống quảng cáo được phê duyệt quá lâu. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho quảng cáo, ...

Vài giây trước
Thời gian SEO mất khoảng bao lâu để lên Top Google
Thời gian SEO mất khoảng bao lâu để lên Top Google

“Làm SEO hiệu quả cần bao lâu?”, “Có cách nào lên TOP trong vòng 2-3 tháng được không?”. Đây là những thắc mắc phổ biến của các doanh nghiệp đang có ý ...

Vài giây trước
Top 15 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay
Top 15 Nhà Cung Cấp Hosting Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay

Chọn một nhà cung cấp lưu trữ đáng tin cậy là một bước quan trọng để xác định chất lượng trang web của bạn. Với sự phát triển của Internet, thị trường ...

Vài giây trước
Lý giải nguyên nhân chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả?
Lý giải nguyên nhân chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả?

Quảng cáo Facebook là một cách để nhiều nhân viên tiếp thị sử dụng hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên, các hoạt động này không phải lúc nào cũng mang lại kết ...

Vài giây trước